Đại học Oxford

Viện Đại học Oxford (tiếng Anh: University of Oxford, thường gọi là Oxford University hay Oxford), còn gọi là Đại học Oxford, là một trong những viện đại học nghiên cứu liên hợp danh tiếng thế giới ở Oxford, Anh. Mặc dù ngày thành lập của Oxford chưa được xác định, có bằng chứng cho thấy hoạt động giảng dạy đã diễn ra từ tận năm 1096.[2] Như vậy Oxford là viện đại học lâu đời nhất trong thế giới nói tiếng Anh và là viện đại học lâu đời thứ hai đang còn hoạt động trên thế giới.[2][7] Oxford phát triển mạnh kể từ năm 1167 khi Vua Henry II ra lệnh cấm sinh viên Anh đến học tại Viện Đại học Paris ở Pháp.[2] Sau những cuộc tranh cãi giữa sinh viên và cư dân Oxford trong năm 1209, một số học giả chuyển đến Cambridge, phía đông bắc của Oxford, và thành lập một hội đoàn mà sau này trở thành Viện Đại học Cambridge.[8] Hai viện đại học lâu đời này của nước Anh thường được gọi chung là "Oxbridge."Viện Đại học Oxford được tạo thành bởi nhiều cơ sở khác nhau, trong đó có 38 trường đại học thành viên và một loạt các khoa học thuật được tổ chức thành bốn phân khoa đại học.[9] Tất cả các trường đại học này là các cơ sở tự điều hành và là một phần của viện đại học; mỗi trường đại học tự kiểm soát việc thu nhận thành viên và có thẩm quyền đối với cấu trúc tổ chức nội bộ cũng như những hoạt động của chính mình.[10] Là một viện đại học ở nội thị, Oxford không có khuôn viên chính; những tòa nhà và cơ sở vật chất của viện đại học nằm rải rác khắp trung tâm thành phố.Phần lớn hoạt động giảng dạy ở bậc đại học được thực hiện thông qua những buổi học và thảo luận hàng tuần tại các trường thành viên; thêm vào đó là những buổi học, bài giảng, và buổi thực hành trong phòng thí nghiệm do các khoa và phân khoa của viện đại học tổ chức. Oxford là nơi ra đời của một số học bổng danh tiếng, trong đó có Học bổng Clarendon hoạt động từ năm 2001[11] và Học bổng Rhodes trong hơn một thế kỷ qua đã giúp đưa sinh viên ưu tú bậc sau đại học từ các nước đến học tại Oxford.[12] Trong số những cựu sinh viên của Oxford có 27 người được giải Nobel, 26 thủ tướng Anh, và nhiều nguyên thủ quốc gia ở các nước khác.[13]Oxford là thành viên của Nhóm Russell các viện đại học nghiên cứu ở Anh, Nhóm Coimbra, Nhóm G5, Liên đoàn các Viện Đại học Nghiên cứu Âu châu, và Liên mình Quốc tế các Viện Đại học Nghiên cứu, cũng là thành viên cốt cán của Europaeum và thuộc "Tam giác vàng" (gồm ba viện đại học nghiên cứu hàng đầu ở Anh: Cambridge, London, và Oxford) của hệ thống giáo dục đại học Anh.[14][15][16]

Đại học Oxford

Loại hình Công lập
Tài trợ 3,772 tỉ bảng Anh (kể cả các trường thành viên)[3][4]
Màu      Xanh Oxford[6]
Sinh viên sau đại học 9,850[5]
Website ox.ac.uk
Sinh viên 22,116[5]
Hiệu trưởng Lord Chris Patten
Thành lập Không rõ, giảng dạy từ cuối thế kỉ 11 (1096)[2]
Khẩu hiệu Dominus Illuminatio Mea (tiếng Latinh)
Chúa là Ánh sáng của tôi[1]
Sinh viên đại học 11,772[5]
Vị trí Oxford, Anh

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại học Oxford http://primeministers.naa.gov.au/fastfacts.asp?pmS... http://primeministers.naa.gov.au/fastfacts.asp?pmS... http://whichuniversitybest.blogspot.com/2008/06/ti... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/269746/H... http://www.ctlibrary.com/ch/1983/issue2/216.html http://specials.ft.com/ln/ftsurveys/industry/pdf/t... http://specials.ft.com/ln/ftsurveys/industry/scbbb... http://specials.ft.com/universities2001/FT3HLLAN6L... http://www.matthewpinsent.com/biography.htm http://www.nytimes.com/2007/05/06/weekinreview/06k...